Các loại vải may áo khoác gió – Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn mặc của con người cũng đòi hỏi cao hơn. Thị trường thời trang không chỉ cần đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người là giữ nhiệt cho cơ thể, che chắn cơ thể mà còn phải đảm bảo đẹp, thời trang, phong cách, ấn tượng. Áo gió cũng là một sản phẩm thời trang phổ biến trên thị trường với đa dạng mẫu mã tạo góp phần lên một không gian thời trang sôi động, phong phú. Các loại vải may áo khoác gió đa dạng góp phần tạo lên sự đa dạng của thời trang áo khoác gió. Dưới đây là các thông tin về những loại vải may áo khoác gió bạn nên biết.
Thông tin tổng quan về áo khoác gió và các loại vải may áo khoác gió
Áo khoác gió là một loại áo được may dùng với mục đích chủ yếu là đi gió, chắn gió. Do đó, các loại vải may áo khoác gió thường được dùng là vải nilon, vải tổng hợp có chất liệu tương tự để giúp chắn được gió luồn vào cơ thể. Đặc biệt, ngoài chắn gió như tên gọi, áo khoác gió còn có thể sử dụng để chống nắng, ngăn cản bụi bẩn, mưa gió,…
Với chất liệu chống gió hiệu quả, cùng nhiều ưu điểm vượt trội mà áo khoác gió có thể linh hoạt sử dụng được vào những ngày mùa nắng, mùa mưa, mùa lạnh,… đều phù hợp. Nhờ những loại vải may áo khoác gió đặc biệt giúp cho áo khoác gió trở nên nhiều công dụng hơn và có giá trị tích cực cho người sử dụng.
Top loại vải may áo khoác gió hiện nay
Các loại vải may áo khoác gió cũng khá đa dạng giúp tạo lên nhiều mẫu áo khoác gió ấn tượng cho người sử dụng. Dưới đây là các loại vải dùng để may áo khoác gió, bao gồm:
-
Vải nilon
Là loại vải phổ biến nhất dùng để may áo khoác gió. Chất liệu nilon tạo tính liền mạch, khoảng cách giữa các sợi vải rất rất nhỏ, hợp nhất bền chắc giúp chắn gió hiệu quả. Bạn có thể thấy các chất liệu vải khác như vải len, nỉ,… sự liên kết giữa các sợi vẫn có những lỗ hở, gió có thể luồn vào. Còn đối với những áo có chất liệu nilon thì hạn chế được tối ưu nhất gió luồn vào người.
Vải nilon chống nước rất tốt, may áo khoác gió chất liệu vải này giúp người mặc có thể tận dụng mặc đi mưa cũng rất tiện lợi. Tuy nhiên, chất liệu vải này thường phát ra những tiếng sột soạt khi sờ vào hay tự chúng cọ sát với nhau. Không chỉ vậy, chất liệu nilon còn khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường cao và tính thẩm mỹ không được tốt.
-
Vải Polyester
Là một trong các loại vải may áo khoác gió được sử dụng nhiều. Vải này có thể được làm hoàn toàn bằng sợi Polyester (PE) hoặc trộn lẫn giữa PE và nylon. Chất liệu này thường được làm vỏ áo khoác hay lớp lót và chất liệu đệm cho áo khoác.
Ngoài ra, cũng có những chiếc áo làm hoàn toàn bằng PE. Áo khoác gió làm bằng chất liệu PE này có độ nhẹ mặc thoải mái và độ bền cao. Không chỉ vậy, áo khoác gió chất liệu này còn chống thấm nước cực tốt, chống gió vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, chính bởi sự chống thấm hiệu quả đó cũng làm cho áo thấm hút mồ hôi kém, mặc lâu cảm giác bí bách.
-
Vải áo khoác gió cotton
Là một trong những loại vải may áo khoác gió sử dụng cho mùa nóng hiệu quả. Chất liệu vải này thường được làm bằng sợi tự nhiên, sử dụng cho nhiều loại quần áo khác nhau. Vải thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái khi mặc nhưng khi giặt sẽ rất khó vắt vì áo hút nước tốt.
-
Vải lanh
Một trong những loại vải may áo khoác gió mùa nóng cực hợp với độ thoáng khí tốt, nhanh khô nhưng tính thẩm mỹ không cao.
-
Vải tweed
Là một trong các loại vải may áo khoác gió mùa đông thường thấy. Vải này thường được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất hoặc kết hợp với mohair hay vải cashmere để tạo lên sự đa dạng cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn khác nhau. Chất liệu vải dày, giữ ấm tốt lại chống gió tuyệt vời, tính thẩm mỹ đạt nhu cầu thị hiếu nhưng giá thành lại khá cao.
-
Vải tricot hay còn được gọi là vải dạ
Vải cũng có thể được sử dụng để may áo khoác gió cho mùa đông với khả năng chống gió tốt, dày giúp bảo vệ thân nhiệt vô cùng hiệu quả. Nhưng áo khá nặng nên người dùng chỉ nên mặc khi thời tiết thực sự lạnh.
Trên đây là các loại vải may áo khoác gió mà hoanggiauniform.com muốn cung cấp đến bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.
Tham khảo thêm: ÁO KHOÁC GIÓ MUA Ở ĐÂU?